slogan
Tìm kiếm
Thông qua 5 nghị quyết quan trọng
Ngày cập nhật 31/08/2016

Trong ngày làm việc thứ nhất, kỳ họp thứ 2 - HĐND tỉnh Khóa VII đã tiến hành thảo luận và thông qua các nghị quyết quan trọng: Quy định mức thu học phí của cơ sở đào tạo trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng chuyên nghiệp, trung cấp nghề, cao đẳng nghề công lập đối với chương trình đại trà từ năm học 2016-2017; Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà từ năm học 2016-2017; Đề án đẩy mạnh công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em giai đoạn 2016-2020; Quy định chế độ chi đón tiếp, thăm hỏi, chúc mừng đối với một số đối tượng do UBMTTQ tỉnh và huyện thực hiện; Quy định mức chi thực hiện chế độ phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.

Học phí tăng bình quân khoảng 20%

HĐND tỉnh thông qua Nghị quyết Quy định mức thu học phí của cơ sở đào tạo trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng chuyên nghiệp, trung cấp nghề, cao đẳng nghề công lập đối với chương trình đại trà từ năm học 2016-2017. Theo đó, đối với chỉ tiêu tuyển sinh hỗ trợ chi phí đào tạo, mức học phí năm học 2016-2017 bình quân theo từng nhóm ngành tăng 10% so với năm học 2014-2015, tương đương khoảng 72% mức trần học phí quy định và hàng năm mức học phí tăng thêm tương ứng theo tỷ lệ tăng học phí tại Nghị định 86; so với mức học phí hiện hành của các trường nghề thì tăng bình quân 130%, do các trường này từ năm học 2016-2017 áp dụng khung học phí chung với các trường trung cấp, cao đẳng khác. Đối với chỉ tiêu tuyển sinh không hỗ trợ chi phí đào tạo, mức học phí năm học 2016-2017 bình quân theo từng nhóm ngành tăng 20% so với năm học 2014-2015, tương đương mức trần quy định và hàng năm tăng thêm tương ứng theo lộ trình tăng học phí tại Nghị định 86; so với mức học phí hiện hành của các trường nghề tăng bình quân 67%, do các trường này từ năm học 2016-2017 áp dụng khung học phí chung với các trường trung cấp, cao đẳng khác. Riêng đối với ngành Thể dục thể thao, mức học phí tương đương 40% mức học phí cùng nhóm ngành như giai đoạn học phí 2011-2015 và hàng năm tăng thêm theo lộ trình tăng học phí tại Nghị định 86.

Việc tăng học phí theo lý giải của UBND tỉnh: Trên cơ sở đề nghị của các trường về chi phí đào tạo thực tế bình quân /1 học sinh/1 tháng đối với năm học 2015-2016, nếu tính đủ toàn bộ chi phí đào tạo theo từng nhóm ngành của các trường thì chi phí đào tạo thực tế vượt mức trần học phí quy định tại Nghị định 86, do đó các trường đề nghị mức thu học phí tương đương bằng 100% mức trần cùng ngành nghề theo quy định tại Nghị định 86 do chi phí thực tế đào tạo cao hơn mức học phí trần đang quy định. Tuy nhiên, theo Đề án mức học phí đề nghị lần này đối với năm học 2016-2017 tăng bình quân từ 10% đến 20% so với năm học 2014-2015 là phù hợp với lộ trình tăng học phí giữa Nghị định 86 so với Nghị định 49 và tăng tương đương so với mức tăng học phí giữa các năm học của giai đoạn học phí 2011-2015 hiện nay đang thực hiện. Từ năm học 2017-2018 đến năm học 2020-2021 quy định mức học phí tăng thêm bình quân hàng năm theo tỷ lệ tăng của Nghị định 86.

Tuy nhiên, đối với các trường nghề, khi áp dụng mức thu học phí mới đề nghị như trên so với mức học phí hiện hành của các trường thì mức học phí mới tăng cao, có ngành tăng hơn 100%, do theo quy định của Luật giáo dục nghề nghiệp, không phân biệt trường chuyên nghiệp và trường nghề như trước đây và Nghị định 86 cũng không phân biệt mức thu học phí đối với trường chuyên nghiệp và trường nghề mà quy định chung khung học phí đối với đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập. Mặt khác, mức thu học phí của các trường nghề hiện nay so với chi phí thực tế đào tạo còn thấp, do vậy cần thiết phải điều chỉnh lại cho phù hợp với quy định và thực tế.

Đại biểu HĐND tỉnh thảo luận tại hội trường

 

*Theo tờ trình về Quy định mức thu học phí chương trình đại trà đối với các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập năm học 2016-2017 của UBND tỉnh như sau:

ĐVT : 1.000đ/hs/tháng

 

TT

Cấp học

Mầm non

THCS

THCS có học nghề phổ thông

THPT

Khu vực

Bán trú

Không bán trú

I

Thành thị

 

 

 

 

 

1

Các phường thuộc thành phố Huế

144

96

75

91

78

2

Các phường thuộc thị xã Hương Thủy và thị xã Hương Trà

96

72

60

73

65

II

Nông thôn

 

 

 

 

 

1

Các thị trấn đồng bằng

72

54

45

59

52

2

Các xã đồng bằng

48

36

30

42

39

III

Miền núi

 

 

 

 

 

1

Các thị trấn miền núi

24

18

15

28

20

2

Các xã miền núi

12

10

8

14

13

 

HĐND tỉnh đã quyết nghị mức thu học phí theo tờ trình của UBND tỉnh, đồng thời giao UBND tỉnh điều chỉnh phù hợp theo hướng làm tròn mức thu phù hợp để thuận lợi cho phụ huynh và nhà trường khi thu học phí. Đối với cơ sở giáo dục thường xuyên được áp dụng mức thu học phí tương ứng của từng cấp học và từng khu vực của trường phổ thông công lập trên địa bàn. Hội đồng nhân dân giao UBND tỉnh căn cứ tiêu chí, quy mô, mức độ đạt được trong việc xây dựng phát triển hệ thống trường chất lượng cao để quy định mức tăng học phí, theo mức tăng không quá 20% so với mức thu chương trình đại trà của các trường công lập cùng cấp, bậc trên cùng địa bàn.

Theo UBND tỉnh: Mức thu học phí đang thực hiện tại các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân tại Nghị quyết số 01/2014/NQ-HĐND ngày 18 tháng 7 năm 2014 của HĐND tỉnh không còn phù hợp với tình hình kinh tế xã hội và khung thu học phí quy định tại Nghị định 86. Vì vậy, cần thiết phải xây dựng mức thu học phí mới cho năm học 2016-2017 nhằm tạo điều kiện nguồn lực cho giáo dục tiếp tục phát triển nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Khi thực hiện theo mức thu này, học phí toàn tỉnh thu được khoảng 73,5 tỉ đồng, tăng khoảng 19,5 tỷ đồng so với mức thu hiện hành.

Đẩy mạnh công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em

HĐND tỉnh thông qua Đề án “Đẩy mạnh công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016-2020" với mục tiêu cụ thể duy trì và đảm bảo 100% trẻ em dưới 6 tuổi được cấp thẻ bảo hiểm y tế và được khám chữa bệnh miễn phí tại các cơ sở y tế; 100% trẻ em bị ảnh hưởng HIV/AIDS được cung cấp các dịch vụ về y tế; giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi xuống dưới 20%; giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân xuống dưới 10%; đến năm 2020 có 90 - 100% trẻ em từ 3 đến 5 tuổi được chăm sóc, giáo dục tại  các cơ sở giáo dục mầm non; tỷ lệ trẻ em 6 tuổi vào lớp một đạt 100%; đến năm 2020 có 2.500 học sinh tiểu học nòng cốt được dạy bơi và các kỹ năng an toàn trong môi trường nước; Tỷ lệ xã, phường, thị trấn có điểm vui chơi cho trẻ em đạt 60%; trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được chăm sóc để phục hồi, tái hòa nhập và có cơ hội phát triển đạt 95%; duy trì 100% trẻ em có hoàn cảnh khó khăn (khuyết tật, mồ côi, bị bỏ rơi) đủ điều kiện được thực hiện các chính sách về phúc lợi xã hội do Nhà nước quy định; 100% trẻ em lao động trái quy định của pháp luật khi có thông báo, phát hiện được hỗ trợ, can thiệp kịp thời; đảm bảo 100% xã, phường, thị trấn đăng ký xây dựng và 95% xã, phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em;...

Để thực hiện các chỉ tiêu trên, đề án tập trung 4 giải pháp quan trọng như tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, Chính quyền, các ban ngành đoàn thể các cấp để thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em; đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông, giáo dục, vận động xã hội nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi về BVCSTE cho chính quyền các cấp, các tổ chức, gia đình, nhà trường, cộng đồng xã hội và trẻ em; duy trì, củng cố và kiện toàn đội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em ở các cấp... Tổng nhu cầu kinh phí thực hiện đề án ước tính 35 tỷ đồng.

 
www.thuathienhue.gov.vn
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 13.320.793
Truy cập hiện tại 3.230 khách