slogan
Tìm kiếm
Thừa Thiên Huế: Nhiều giải pháp để giải quyết việc làm cho người lao động
Ngày cập nhật 15/03/2017

Giải quyết việc làm cho 16.000 lao động, duy trì tỷ lệ thất nghiệp dưới mức 2%, là một trong những mục tiêu quan trọng mà tỉnh Thừa Thiên Huế đặt ra trong năm 2017. Để đạt được mục tiêu trên, tỉnh Thừa Thiên Huế đã đề ra nhiều giải pháp như hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, triển khai các chương trình đào tạo nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hỗ trợ phát triển thị trường lao động...

Đào tạo nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Xác định phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là nhiệm vụ quan trọng, xuyên suốt trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội, tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành nhiều quyết sách quan trọng để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức cũng như kỹ năng, tay nghề cho người lao động qua định hướng đào tạo theo nhu cầu xã hội. Tỉnh đã tập trung đổi mới công tác giáo dục đào tạo chuyên nghiệp và đào tạo nghề theo hướng đào tạo sát với nhu cầu thị trường lao động trong tỉnh, khu vực, các vùng kinh tế trọng điểm và xuất khẩu lao động. Đào tạo theo hình thức vừa học vừa làm đối với nhân viên, công nhân muốn làm việc nâng cao tay nghề, chuyển giao công nghệ. Chuẩn hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học và dạy nghề, đội ngũ giáo viên. Khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho người lao động. Tăng cường mối quan hệ giữa các cơ sở đào tạo dạy nghề với các đơn vị hoạt động sản xuất kinh doanh, nhằm nắm bắt kịp thời các thông tin về nhu cầu lao động và ngành nghề của doanh nghiệp. Qua đó, ký kết các chương trình thỏa thuận hợp tác, các hợp đồng đào tạo nghề cho người lao động gắn với giải quyết việc làm giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp với các doanh nghiệp.

Trong giai đoạn 2011 – 2016, toàn tỉnh Thừa Thiên Huế có 81.239 lao động qua đào tạo các cấp trình độ (đạt tỷ lệ 84,52%), trong đó: hệ cao đẳng nghề có 7.634 người (đạt tỷ lệ 72,19%), hệ trung cấp nghề có 10.016 người (đạt tỷ lệ 53,44%) và hệ ngắn hạn (sơ cấp nghề và dưới 3 tháng) có 63.589 người (đạt tỷ lệ 95,19%), đã đào tạo nghề cho 17.098 Lao động nông thôn, trong đó có 13.645 người học nghề phi nông nghiệp (chiếm tỷ lệ 79.8%), có 3.453 người học nghề nông nghiệp (chiếm tỷ lệ 20,2%). 

Chương trình "Ngày hội việc làm" mang đến cơ hội làm việc cho nhiều sinh viên mới ra trường

Nhiều khải pháp được triển khai đồng bộ

Theo ông Đinh Khắc Đính, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết thì thời gian qua, công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh đã được triển khai khá tốt và mang tính đồng bộ, tạo điều kiện cho người lao động có cơ hội tìm việc làm và tăng thu nhập, góp phần bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh, công tác dạy nghề cũng đã đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp và các đơn vị tuyển dụng lao động. Thời gian tới, công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động nói chung, nhất là cho các đối tượng yếu thế sẽ được tỉnh quan tâm hơn nữa, các cơ sở dạy nghề đẩy mạnh việc xã hội hóa trong đào tạo nghề để tạo điều kiện tốt hơn nhu cầu học nghề cho các đối tượng người lao động cũng như đảm bảo chất lượng đầu ra. Tỉnh sẽ triển khai nhiều giải pháp để thực hiện có hiệu quả đểgiải quyết việc làm cho người lao động.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Khắc Đính kiểm tra công tác giải quyết việc làm ở huyện Phú Vang

Theo đó tỉnh sẽ triển khai nhiều giải pháp như: Tạo việc làm thông qua nguồn vốn của Quỹ quốc gia về việc làm, Quỹ giải quyết việc làm tỉnh, cho vay ưu đãi đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ; hợp tác xã, hộ kinh doanh và người lao động, đặc biệt là những lao động yếu thế, lao động bị thu hồi đất nông nghiệp, lao động chuyển đổi nghề nghiệp, người dân tộc thiểu số, thanh niên lập nghiệp, bộ đội xuất ngũ, người lao động thuộc hộ cận nghèo, người lao động là thân nhân của người có công với cách mạng... Bên cạnh đó tỉnh cũng sẽ tập trung đẩy mạnh đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Đầu tư phát triển các Trung tâm dịch vụ việc làm có đủ năng lực hoạt động, tạo cơ hội cho người lao động và doanh nghiệp được tiếp cận thông tin thị trường lao động theo Đề án Quy hoạch hệ thống Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020. Phát triển thị trường lao động thông qua các hoạt động của sàn giao dịch việc làm. Khảo sát nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp, tổ chức thu thập, cập nhật, quản lý và phân tích, dự báo thị trường lao động để từ đó có những định hướng đúng cho việc đào tạo, nâng cao nguồn nhân lực, làm tốt công tác dự báo.

Ông Đinh Khắc Đính, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế khẳng định: Với các giải pháp đồng bộ được triển khai, tin tưởng rằng trong năm 2017, toàn tỉnh sẽ hoàn thành mục tiêu giải quyết việc làm cho 16.000 lao động, góp phần giảm nghèo bền vững, nâng cao thu nhập cho người dân”.

 
www.thuathienhue.gov.vn
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 13.320.793
Truy cập hiện tại 1.838 khách