slogan
Tìm kiếm
Phân cấp quản lý chặt chẽ tài sản Nhà nước
Ngày cập nhật 02/04/2018

Tại kỳ họp chuyên đề lần thứ 2, HĐND khóa VII, nhiệm kỳ 2016 - 2021, HĐND tỉnh đã thảo luận và thông qua Nghị quyết về phân cấp quản lý tài sản công, nhằm phân định rõ trách nhiệm, thẩm quyền, tạo tính chủ động cho đơn vị, địa phương trong quản lý, sử dụng tài sản công, giảm bớt áp lực cho cấp tỉnh.

Theo báo cáo của UBND tỉnh, qua hơn 3 năm thực hiện Nghị quyết 04/2014/NQ-HĐND về việc phân cấp quản lý tài sản nhà nước tại cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của địa phương trên địa bàn tỉnh.  Hầu hết các cơ quan, tổ chức, đơn vị đã thực hiện việc đầu tư, mua sắm, sửa chữa, xử lý tài sản… đúng thẩm quyền, sử dụng đúng mục đích, hiệu quả, đáp ứng kịp thời nhu cầu phục vụ công tác, góp phần giúp công tác quản lý tài sản nhà nước ngày càng đi vào nề nếp, giảm bớt áp lực cho cấp tỉnh, tạo tính chủ động cho đơn vị, địa phương. Song do Luật quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017 có hiệu lực từ ngày 01/01/2018 và Chính phủ đã ban hành các Nghị định hướng dẫn thi hành một số điều của Luật này. Vì vậy, cần phải điều chỉnh quy định phân cấp quản lý tài sản công cho phù hợp với các văn bản hướng dẫn mới và tình hình thực tế tại địa phương.

09 nội dung phân cấp quản lý tài sản công thuộc phạm vi quản lý của địa phương, bao gồm: Mua sắm, thuê, thu hồi, điều chuyển, bán, thanh lý, tiêu huỷ, xử lý tài sản công trong trường hợp bị mất bị hủy hoại tại cơ quan, tổ chức, đơn vị; mua sắm, thuê và phê duyệt phương án xử lý tài sản phục vụ hoạt động của dự án. Nội dung phân cấp phù hợp với thực tiễn và yêu cầu về quản lý sử dụng tài sản công theo quy định tại Nghị định số 151/2017/NĐ-CP, Nghị định số 165/2017/NĐ-CP, có tính kế thừa những nội dung phân cấp còn phù hợp tại Nghị quyết số 04/2014/NQ-HĐND ngày 18/7/2014 của HĐND tỉnh.

Theo đó, HĐND tỉnh quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định: Mua sắm, thuê, thu hồi, điều chuyển, bán, thanh lý, tiêu hủy, xử lý tài sản công trong trường hợp bị mất bị hủy hoại; Phê duyệt phương án xử lý tài sản phục vụ hoạt động của dự án. UBND tỉnh quyết định: Tài sản có giá trị lớn dùng vào mục đích sản kinh doanh, cho thuê phù hợp với loại tài sản và chức năng, nhiệm vụ, năng lực của đơn vị sự nghiệp thuộc phạm vi quản lý.

Chủ tịch UBND tỉnh quyết định: Sử dụng tài sản công để tham gia dự án đầu tư theo hình thức đối tác công - tư sau khi lấy ý kiến của Thường trực HĐND tỉnh (đối với trụ sở làm việc thuộc phạm vi quản lý của địa phương);  Khoán kinh phí sử dụng các tài sản khác (trừ nhà ở công vụ, xe ôtô, máy móc, thiết bị); Bán tài sản là trụ sở làm việc; Phê duyệt đề án sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập vào mục đích kinh doanh, cho thuê đối với cơ sở hoạt động sự nghiệp, tài sản khác có  giá trị lớn...; Phê duyệt đề án sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập vào mục đích liên doanh liên kết sau khi có ý kiến bằng văn bản của Thường trực HĐND tỉnh; Thu hồi tài sản của dự án sử dụng vốn ngân sách thuộc phạm vi quản lý của địa phương để xử lý. Chủ tịch UBND tỉnh quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định: Khoán kinh phí sử dụng tài sản công đối với nhà ở công vụ, xe ôtô, máy móc, thiết bị.

Ngoài ra, cơ quan, người có thẩm quyền thành lập Ban QLDA quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định: mua sắm, thuê tài sản phục vụ hoạt động của dự án; Cơ quan, người có thẩm quyền quyết định giao, đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản công quyết định việc chuyển đổi công năng sử dụng tài sản công trong trường hợp không thay đổi cơ quan nhà nước được giao quản lý, sử dụng tài sản công; Cơ quan, người có thẩm quyền quyết định xử lý tài sản công quyết định việc chuyển đổi công năng sử dụng tài sản công trong trường hợp thay đổi cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng tài sản công. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của tổ chức chính trị xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật về hội phê duyệt đề án sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết sau khi có ý kiến của Ủy ban nhân dân tỉnh trên cơ sở đề nghị của Sở Tài chính và cơ quan quản lý nhà nước của tổ chức.

Qua báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách của HĐND tỉnh và thảo luận tại kỳ họp, các đại biểu HĐND tỉnh đã thống nhất với những nội dung về tờ trình của UBND tỉnh. Việc phân cấp quản lý tài sản công lần này, đảm bảo nguyên tắc phân định rõ trách nhiệm, thẩm quyềntạo tính chủ động cho đơn vị, địa phương trong quản lý, sử dụng tài sản cônggiảm bớt áp lực cho cấp tỉnhĐể thực hiện hiệu quả Luật quản lý, sử dụng tài sản công; Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật quản lý, sử dụng tài sản công và vai trò giám sát của HĐND tỉnh trong việc thi hành pháp luật về quản lý sử dụng tài sản công thuộc phạm vi quản lý của địa phương, đặc biệt đối với tài sản có giá trị lớn như trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp (bao gồm cả quyền sử dụng đất), các đại biểu HĐND tỉnh đồng tình với đề xuất của UBND tỉnh giao Chủ tịch UBND tỉnh quyết định bán Trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp sau khi có ý kiến thống nhất của Thường trực HĐND tỉnh.     

Đối với việc triển khai mua sắm tập trung trong các cơ quan hành chính Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập. Qua hơn một năm triển khai thực hiện, bước đầu mang lại kết quả tích cực, tạo tính chủ động cho địa phương, đơn vị trong việc quản lý, rà soát, đề xuất danh mục mua sắm tài sản hàng năm, góp phần tiết kiệm chi phí, thời gian và nhân lực thực hiện quy trình mua sắm công sản. Tuy nhiên, qua thẩm tra tại một số địa phương, đơn vị của HĐND tỉnh cho thấy, tiến độ thực hiện mua sắm theo phương thức mua sắm tập trung còn khá chậm. HĐND tỉnh đề nghị UBND tỉnh tiến hành sơ kết, đánh giá quy chế mua sắm tài sản nhà nước theo phương thức tập trung, qua đó đề xuất các giải pháp để kịp thời khắc phục hạn chế, tồn tại phát sinh.

 
 
 
 
 
www.thuathienhue.gov.vn
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 13.315.388
Truy cập hiện tại 18.480 khách