slogan
Tiếp nhận ý kiến
Hỏi:
Tỉnh Thừa Thiên Huế là địa phương có tiềm năng, cơ hội phát triển du lịch lớn, đề nghị lãnh đạo tỉnh cho biết quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của tỉnh trong giai đoạn tới là gì?
Người gửi: Nguyễn Khoa Hoài Linh - TP Huế (Ngày gửi: 05/02/2018)
Đáp:
BẮT ĐẦU ĐỐI THOẠI
Câu hỏi của bạn Nguyễn Khoa Hoài Linh, Văn Cao, Huế:

Tỉnh Thừa Thiên Huế là địa phương có tiềm năng, cơ hội phát triển du lịch lớn, đề nghị lãnh đạo tỉnh cho biết quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của tỉnh trong giai đoạn tới là gì?

 

 

Trả lời của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Dung:

Tỉnh ủy đã có Nghị quyết 03-NQ/TU ngày 08/11/2016 về phát triển du lịch, dịch vụ Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016-2020 và tầm nhìn đến năm 2030 với nội dung thể hiện rõ định hướng và quy hoạch tổng thể phát triển du lịch trong giai đoạn tới như sau:

Về quan điểm phát triển du lịch Thừa Thiên Huế:

Phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế phải đặt trong mối quan hệ chặt chẽ với các ngành kinh tế khác và với sự phát triển du lịch các tỉnh khu vực miền Trung - Tây Nguyên và các trung tâm du lịch lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội... khu vực ASEAN, hành lang kinh tế Đông - Tây nhằm tạo nên những sản phẩm du lịch đặc thù thể hiện bản sắc của địa phương, mang tính liên kết cao, hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế đồng thời nâng cao hiệu quả kinh tế, đóng góp ngày càng nhiều sự phát triển chung của tỉnh.

Về mục tiêu:

Tập trung phát triển mạnh du lịch, dịch vụ thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; phấn đấu đến năm 2020, đưa Thừa Thiên Huế trở thành một trong những điểm đến hàng đầu của cả nước và khu vực; đến năm 2030, xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành một điểm đến ngang hàng với các thành phố di sản văn hóa thế giới.

Về định hướng phát triển:

- Phát triển du lịch Thừa Thiên Huế với tốc độ cao, có tính đột phá, tương xứng với tiềm năng và lợi thế tài nguyên thiên nhiên, lịch sử, văn hoá, đưa du lịch thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.

- Phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế phải đảm bảo tính bền vững, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, tôn tạo các tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn; góp phần giữ gìn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống; đảm bảo về an ninh, chính trị và an toàn xã hội.

- Phát triển du lịch Thừa Thiên Huế thành một điểm đến với dịch vụ đồng bộ, các sản phẩm đặc trưng mang tính chất văn hoá, sinh thái, khám phá thiên nhiên (biển, đầm phá, sông, hồ, thác, rừng, vườn quốc gia), tâm linh, nghỉ dưỡng kết hợp chữa bệnh... có sức cạnh tranh cao và hướng tới đẳng cấp khu vực, quốc tế.

- Phát huy mọi nguồn lực trong và ngoài nước để tạo bước đột phá phát triển du lịch; phát triển mạnh thị trường trong nước và quốc tế; ưu tiên thu hút các dự án lớn đầu tư các khu du lịch cao cấp có thương hiệu quốc tế, gắn với phát triển dịch vụ đồng bộ, hấp dẫn, có đẳng cấp và tính cạnh tranh cao.

- Chú trọng khai thác thị trường trọng điểm khách du lịch quốc tế đến từ các nước Tây Âu (Pháp, Đức, Anh, Tây Ban Nha...); Bắc Mỹ (Mỹ, Canada). Thu hút, phát triển mạnh thị trường gần như Đông Nam Á, đặc biệt là khu vực hành lang kinh tế Đông - Tây và Đông Bắc Á (Nhật Bản, Hàn Quốc...). Đồng thời, phát triển mạnh thị trường du lịch nội địa, với mục đích tham quan di tích, nghỉ dưỡng biển, trải nghiệm tâm linh, làng nghề truyền thống, khám phá thiên nhiên, văn hóa địa phương, du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo.

Tổ chức không gian du lịch

-  Tập trung xây dựng thành phố Huế trở thành Đô thị du lịch quốc gia gắn với vùng phụ cận và dải ven biển trở thành cụm du lịch trung tâm với sản phẩm đa dạng. Khai thác tiềm năng về văn hóa, lịch sử và sinh thái ở các vùng lân cận thành phố Huế  để hình thành các sản phẩm chính: du lịch cộng đồng, du lịch làng nghề, du lịch sinh thái rừng, hồ, đầm phá và sinh thái biển, du lịch tâm linh.

- Khu vực phía Nam và Đông Nam thành phố Huế: khai thác thế mạnh du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái biển của khu vực Chân Mây, Cảnh Dương, Lăng Cô, đèo Hải Vân. Xây dựng khu du lịch Lăng Cô - Cảnh Dương là khu du lịch tổng hợp trọng điểm quốc gia, khu Bạch Mã là điểm du lịch quốc gia..

- Phát triển khu vực dọc theo đường Hồ Chí Minh, huyện A Lưới với hình thức du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái nhằm bảo tồn và phát huy bản sắc truyền thống của đồng bào vùng cao