slogan
Tiếp nhận ý kiến
Hỏi:
Xin cho biết Kế hoạch xây dựng mô hình trường học thông minh của tỉnh? Hiện tại đã có trường học trên địa bàn tỉnh nào áp dụng mô hình trường học thông minh chưa? Xin cảm ơn!
Người gửi: Đặng Tuất - Thành phố Huế: (Ngày gửi: 30/09/2018)
Đáp:

Trả lời của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Phạm Văn Hùng:

* Kế hoạch xây dựng mô hình trường học thông minh của tỉnh?

-Trường học thông minh là gì?

Trường học thông minh là trường học hoạt động trên nền tảng ứng dụng CNTT và truyền thông tương đốihiện đại, đồng bộ và phổ biến để giải quyết hiệu quả 03 lĩnh vực: quản lý; điều hành; tổ chức dạy và học; và kết nối với xã hội.

- Xây dựng "trường học thông minh"là xây dựng môi trường tương tác trên không gian mạng giữa nhà trường - gia đình - xã hội;Giáo viên của "trường học thông minh" sử dụng thành thạo bảng tương tác, thiết kế và thường xuyên áp dụng bài giảng e-learning trong dạy học, khai thác và đóng góp cho kho dữ liệu dạy học mở; ứng dụng phần mềm mô phỏng, phần mềm thực hành, thí nghiệm ảo trong dạy học; dạy học tích hợp; dạy học trực tuyến; tổ chức thi, kiểm tra trên máy tính hoặc thiết bị cầm tay cá nhân... 

- Trường học thông minh ở các nước, các địa phương giống nhau về nguyên tắc chung, nhưng có thể khác nhau về các ứng dụng cụ thể.

- Kế hoạch xây dựng mô hình trường học thông minh của tỉnh: Sở tiến hành từng bước và có lộ trình phù hợp, hiệu quả, tránh phong trào, lãng phí. Cụ thể:

1. Từng bước đầu tư xây dựng hoàn chỉnh trường học thông minh.Kêu gọi tư nhân hoặc có thể là Nhà nước đầu tư đến năm 2020 có ít nhất 5 trường học thông minh cấp THPT.Song song, tỉnh sẽ chỉ đạo mỗi huyện, thị xã, thành phố kêu gọi đầu tư ít nhất 1-2 trường để nhân rộng. Sở GD&ĐT sẽ chỉ đạo đưa dần các tiết dạy vào phòng học thông minh, đồng thời tổ chức các khoá đào tạo để lồng các dịch vụ thông minh (như lớp học ảo, e-Learning,…)vào dạy học nhằm tăng môi trường học tập, học mọi nơi cho học sinh.

2. Tiếp tục thực hiện tốt chính quyền điện tử trong trường học và xây dựng hoàn thiện các phần mềm chuyên ngành.Đến năm 2020hoạt động của các nhà trường đảm bảo theo quy trình;công chức, viên chức ứng dụng thành thạo các phần mềm, sử dụng thành thạo thiết bị dạy học hiện đại (như phòng học thông minh) đưa vào trong các tiết dạy,đồng thời có trách nhiệm trong việc cung cấp thông tin định kỳ và đột xuất cho lãnh đạo nhà trường và các cơ quan quản lý cấp trên(kể cả cho phụ huynh) để đảm bảo tạo lập một CSDL chính xác, hoàn chỉnh, đồng bộ đáp ứng cung cấp các dịch vụ thông minh.

3. Phát triển dịch vụ liên lạc điện tử, diễn đàn điện tử bằng nhiều hình thức như website, App,… trong việc kết nối giữa nhà trường - gia đình - xã hội thông qua việc đẩy mạnh xã hội hoá, tạo điều kiện, cơ chế để các doanh nghiệp đầu tư dịch vụ này.

4. Tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ để đáp ứng vận hành trường học thông minh, song song với việc có cơ chế chính sách cho đội ngũ chuyên trách CNTT tại các trường.

* Hiện tại đã có trường học trên địa bàn tỉnh nào áp dụng mô hình trường học thông minh chưa?

Hiện tại mô hình trường học thông minh tỉnh Thừa Thiên Huế đã hình thành bước đầu. Cụ thể:

-Đã triển khai tương đối hoàn chỉnh giai đoạn chính quyền điện tử trong ngành GD&ĐT bằng việc đầu tư xây dựng và triển khai có hiệu quả các ứng dụng quản lý trường học,bước đầu đã tạo lập được một hệ thống CSDL dùng chung (bao gồm các bài giảng, đề thi, đáp án,… được số hóa) khá phong phú; có đội ngũ công chức, viên chức nòng cốt ứng dụng thành thạo các phần mềm,có đủ đường truyền internet băng thông rộng với hệ thống wifi mạnh. Sở đã trang bị một số phòng họcvới các thiết bị thông minh như: bảng tương tác, máy tính cho giáo viên, máy tính bảng cho học sinh, camera, hệ thống tủ,…

Từ năm học 2018-2019, song song với việc đẩy mạnh triển khai chính quyền điện tử trong trường học, Sở tiếp tục huy động các nguồn lực để đầu tư phòng học thông minh, kêu gọi doanh nghiệp đầu tư hạ tầng CNTT trong các nhà trường, cho các nhà trường thuê sử dụng dịch vụ,dự kiến từ nay đến năm 2020 các trường THPTThừa Thiên Huế có ít nhất 5[[1]]trường học thông minh.