slogan
Tiếp nhận ý kiến
Hỏi:
Theo tôi nhận thấy, sự phát triển của các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp còn rất khiêm tốn so với tiềm năng, lợi thế phát triển của các địa phương trong tỉnh, lãnh đạo tỉnh có giải pháp gì để giải pháp khuyến khích, thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp
Người gửi: Nguyễn Thu Thủy, - TP Huế (Ngày gửi: 15/08/2019)
Đáp:

Trả lời của PGĐ Sở Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Quang Cường

Nhằm khuyến khích, tạo điều kiện cho các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. UBND tỉnh đã ban hành một số chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

- Quyết định số 795/QĐ-UBND ngày 21/4/2016 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế.

Quyết định số 32/2016/QĐ-UBND ngày 23/5/2016 của UBND tỉnh về một số chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016 – 2020.

Quyết định số 52/2018/QĐ-UBND ngày 27/9/2018 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc Ban hành Quy định một số chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển Hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế 

Quyết định số 2114/QĐ-UBND ngày 25/9/2018 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Về việc ban hành Bộ tiêu chí, cách thức lựa chọn sản phẩm chủ lực địa phương và khung giải pháp hỗ trợ phát triển sản phẩm chủ lực trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Quyết định số 1162/QĐ-UBND ngày 13/5/2019 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc  Ban hành danh mục sản phẩm chủ lực tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2019-2020 và giải pháp hỗ trợ phát triển sản phẩm chủ lực trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Quyết định số 735/QĐ-UBND ngày 23 tháng 3 năm 2019 của UBND tỉnh về việc Ban hành kế hoạch hành động thực hiện Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ, trong đó có nội dung sẽ tiếp tục hoàn chỉnh bổ sung chính sách đặc thù khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

- Thực hiện tốt các giải pháp nhằm tích tụ, tập trung đất đai tạo quỹ đất kêu gọi doanh nghiệp, hợp tác xã, cá nhân đầu tư vào sản xuất nông nghiệp. Xây dựng quy hoạch phát triển vùng sản xuất trồng trọt  tập trung, thu hút những dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch.

Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.

- Tăng cường công tác đào tạo nghề theo nhu cầu của người sử dụng lao động, gắn đào tạo với địa chỉ sử dụng lao động cụ thể ( doanh nghiệp, Hợp tác xã, cơ sở kinh doanh), gắn với định hướng phát triển kinh tế-xã hội của từng địa phương gắn với kỹ năng và kinh nghiệm của các làng nghề.

- Hàng năm tổ chức Hội nghị hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn.