slogan
Tiếp nhận ý kiến
Hỏi:
Trên địa bàn tỉnh hiện có bao nhiêu HTX nông nghiệp, hiệu quả hoạt động của các HTX nông nghiệp này như thế nào?
Người gửi: Võ Thị Khương, TP Huế - TP Huế (Ngày gửi: 29/10/2019)
Đáp:

Trả lời của Chủ tịch liên minh HTX tỉnh Trần Lưu Quốc Doãn

- Đến 30/7/2019, toàn tỉnh có 271 HTX, trong đó có 190 HTX nông nghiệp, 74 HTX phi nông nghiệp, 07 Quỹ TDND đang hoạt động. 

- Trong 190 HTX nông nghiệp (tăng 08 HTX so với năm 2018) trong đó có 172 HTX dịch vụ nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi...), 08 HTX thủy sản, 10 HTX lâm nghiệp.

- Tổng số thành viên ước đạt 115.651 thành viên, trong đó số thành viên mới là 700 thành viên.

- Tổng số lao động thường xuyên ước đạt 38.560 người, tăng 700 lao động so với năm 2018, trong đó số lao động đồng thời là thành viên HTX ước đạt 37.274 thành viên, tăng 700 thành viên so với năm 2018.

- Trong 6 tháng đầu năm thành lập mới 12 HTX (chỉ tiêu 25-30 HTX), bao gồm 06 HTX lâm nghiệp bền vững: Phong Sơn, Thượng Nhật, Hương Phú, Lộc Hòa, Lộc Thủy, Hòa Tiến; 06 HTX khác: Tân Thành, Rượu sim A Lưới, Luyện Nhân, Dịch vụ du lịch Nhị Hồ, Cao su Nam Đông, Chế biến nông hải sản xã Vinh An.

Kết quả hoạt động các HTX nông nghiệp như sau:

- Các HTX nông nghiệp đã tập trung làm tốt các dịch vụ hỗ trợ thành viên, góp phần thúc đẩy kinh tế hộ, tập trung vào các khâu dịch vụ như: thủy lợi, bảo vệ thực vật, giống, làm đất, thu hoạch... . Các HTX đã mạnh dạn chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng nâng cao giá trị sản phẩm, đẩy mạnh áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật - công nghệ mới để tăng năng suất và nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp. Ngoài ra các HTX tích cực mở rộng thêm một số dịch vụ mới mới như: quản lý rừng bền vững theo hướng rừng có chứng chỉ, sản xuất chế biến nước mắm, ép dầu lạc, rượu... góp phần giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho thành viên và người lao động.

- Trong lĩnh vực lâm nghiệp, chủ yếu là tập trung làm dịch vụ hỗ trợ thành viên. Tổ chức sản xuất trồng rừng theo hướng khai thác gỗ lớn nhằm nâng cao giá trị sản phẩm gỗ,  mô hình vườn ươm cây keo được đầu tư cơ bản và có hiệu quả  HTX như ở các HTX Nam Sơn, HTX Hòa Mỹ và HTX Phù Bài...

- Hoạt động của các HTX thủy sản chủ yếu tập trung vào hoạt động đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, dịch vụ nghề cá và chế biến thủy hải sản. Mô hình sản xuất chế biến nước mắm ở Phú Thuận và các xã ven biển và vùng đầm phá đang tích cực chuyển đổi mô hình, hướng đến thành lập các HTX chuyên dịch vụ chế biến thủy sản gắn với xây dựng thương hiệu sản phẩm.

- Đánh giá phân loại HTX theo Thông tư số 09/2017/TT-BNNPTNT ngày 17/4/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, toàn tỉnh có 144 HTX có số liệu báo cáo. Số HTX còn lại chủ yếu mới thành lập hoặc sáp nhập...
- Về kết quả xếp loại HTX nông nghiệp có: 26/144 HTX xếp loại tốt (chiếm 18%), HTX xếp loại khá có 51/144 HTX (chiếm 36%), HTX xếp loại trung bình có 61/144 HTX (chiếm 42%) và có 06/144 HTX xếp loại yếu (chiếm 4%).