slogan
Tiếp nhận ý kiến
Hỏi:
Vấn đề 1. Xin hỏi lãnh đạo tỉnh có chính sách gì (về mặt kinh tế và cả về mặt tinh thần – để khích lệ) đối với các nghệ nhân tại các làng nghề trên địa bàn tỉnh.

Vấn đề 2. Có rất nhiều người Việt rất muốn dùng sản phẩm truyền thống, tuy nhiên thường thì giá thành của sản phẩm nghề truyền thống thường khá đắt. Cho hỏi Tỉnh có chính sách, biện pháp gì để cho các sản phẩm nghề truyền thống có thể cạnh tranh tốt về giá thành nhằm có điều kiện cũng như cơ hội duy trì, phát triển.
Người gửi: Câu hỏi của Bạn Thanh Hằng - (Tổ 15, KV5, P Thủy Xuân, Tp Huế (Ngày gửi: 01/12/2019)
Đáp:

 

Trả lời của Phó Giám đốc Sở Công Thương Nguyễn Lương Bảy:

 1. Trả lời vấn đề 1:

Đối với nghệ nhân Thừa Thiên Huế:

- Quyền lợi của các cá nhân được phong tặng danh hiệu nghệ nhân Thừa Thiên Huế được Quy định cụ thể tại Quyết định số 64/2015/QĐ-UBND ngày 25/11/2015 của UBND tỉnh;

 - Các Nghệ nhận được phong tặng được ưu tiên hỗ trợ kinh phí để thực hiện công tác đào tạo nghề và truyền nghề; ngoài ra Tỉnh cũng đã ban hành các chính sách hỗ trợ đối với các nghệ nhân được phong tặng được hỗ trợ để phát triển các hoạt động sản xuất sản phẩm tại Quyết định số 74/2016/QĐ-UBND ngày 18/10/2016 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành quy chế về quản lý và sử dụng kinh phí kinh tế đối với hoạt động khuyến công

2. Đối với nghệ nhân Nhân dân, nghệ nhân Ưu tú có thu nhập thấp, hoàn cảnh khó khăn; cụ thể là thuộc hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người hàng tháng thấp hơn mức lương cơ sở do Chính phủ quy định thì được các chính sách theo quy định tại Nghị định số 109/2015/NĐ-CP ngày 28/10/2015 của Chính phủ, cụ thể:

a) Mức trợ cấp sinh hoạt hàng tháng gồm 03 mức: 1.000.000 đồng;  850.000 đồng; 700.000 đồng

b) Bảo hiểm y tế

c) Hỗ trợ chi phí mai táng

Hồ sơ, trình tự thực hiện được quy định cụ thể tại Nghị định số 109/2015/NĐ-CP ngày 28/10/2015 của Chính phủ.

 

 

2. Trả lời vấn đề 2: Giải pháp của Tỉnh để cho các sản phẩm nghề truyền thống có thể cạnh tranh tốt về giá thành nhằm có điều kiện cũng như cơ hội duy trì, phát triển:

- Tăng cường hỗ trợ các cơ sở sản xuất làng nghề ứng dụng công nghệ, thiết bị máy móc tiên tiến vào sản xuất các sản phẩm để tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm; tăng khả năng sản xuất hàng loạt, rút ngắn thời gian sản xuất nhất là đối với các sản phẩm thủ công mỹ nghệ phục vụ du lịch.

- Đào tạo lao động có trình độ, có khả năng về công nghệ thông tin, kiến thức về quản trị kinh doanh, marketing; hỗ trợ xúc tiến thương mại phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm….

- Đối với một số làng nghề đặc trưng, tập trung phát triển nguồn nguyên liệu tại chỗ phục vụ sản xuất cho các làng nghề, liên kết sản xuất gắn với chuỗi giá trị sản phẩm.