slogan
Tiếp nhận ý kiến
Hỏi:
Là 1 người con xứ Huế tôi rất lấy làm vui mừng khi Huế sắp tới bằng việc tiến hành xây dựng mở rộng KCN giai đoạn 4 và đẩy mạnh thu hút đầu tư hội nhập chính sách mở cửa đáp ứng phương châm của Chính Phủ khi vừa qua Việt Nam đã tham gia vào Hiệp ước RECEP. Tạo thêm thật nhiều công ăn việc làm chon nhân dân Thành Phố Huế.Rất hi vọng rằng Thừa Thiên Huế sẽ có những bước tiến hơn nửa trong năm tới. Tuy nhiên, bên cạnh đó tôi lấy làm lo lắng về vần đề sau khi xây dựng KCN rồi thì việc thu hút đầu tư sẽ như thế nào kế hoạch ra sao trong khi các dịch vụ công cộng còn thiếu và chưa đáp ứng đủ ( như các hệ thống ATM, Ngân hàng, nhà hàng, khách sạn và đặc biệt là hệ thống căn hộ cao cấp dành cho người nước ngoài, đặc biệt nửa là dịch vụ vận chuyển công nghệ như Grap..., dịch vụ thức ăn nhanh như NOW, GRAP,BEA...). Là 1 người đã và đanh làm việc trong công ty Nhật Bản khách hàng là các Chủ đầu tư tôi rất hiểu về những nhu cầu của các chủ đầu tư khi có ý định về Việt Nam nói chung và Huế nói riêng là như thế nào. Để thu hút đầu tư ngoài việc có nhiều đất ra yếu tố tôi nêu ở trên là 1 yếu tố không thể thiếu và quyết định rất nhiều về vấn đề thu hút đầu tư.
Huế chúng ta có lợi thế về cảng biển và đất đai đó là yếu tố rất tuyệt vời. Tuy nhiên có phải nó cũng chưa đủa hay không.
Thứ 2, Dịch Covid vừa qua khiến cho cả thế giới phải thay đổi về tất thảy cuộc sống và đặc biết đẩy nhanh quá trình đổi mới có thể nói là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Trong đó, Logistic là lĩnh vực rất quan trọng. Để đẩy mạnh sự phát triển kinh tế theo xu thế mới thì bên phía các cơ quan ban nghành Tỉnh Thừa Thiên Huế đã có chính sách gì về vấn đền này chưa ạ?
Tôi rất mong nhận được sự hồi âm và phúc đáp về những thông tin trên ạ,
Xin cảm ơn.
Người gửi: NGÔ THỊ HOÀI MY - (Ngày gửi: 02/12/2020)
Đáp:

Các chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển ngành Logistic trên

địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Tỉnh Thừa Thiên Huế định hướng đẩy mạnh kêu gọi đầu tư nhà đầu tư trong và ngoài nước trên tất cả các lĩnh vực, bao gồm: du lịch, dịch vụ du lịch, bất động sản; hạ tầng các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu phi thuế quan; năng lượng, công nghiệp công nghệ thông tin, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, vật liệu mới, công nghệ sinh học sản xuất nông nghiệp, công nghiệp chế biến các sản phẩm nông nghiệp; kêu gọi đầu tư cho các ngành có ý nghĩa về an sinh xã hội (khám chữa bệnh, công nghiệp dược và vac-xin, sinh phẩm), y tế, giáo dục đào tạo; công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghiệp lắp ráp, công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may và các ngành công nghiệp phụ trợ khác trong chuỗi giá trị của Khu vực Đông Nam Á, Châu Á Thái Bình Dương. Đặc biệt, chú trọng thu hút đầu tư các thiết chế cần thiết và thể hiện tính đồng bộ như hình thành các khu đô thị, hạ tầng cảng biển, khu công nghệ thông tin tập trung, trung tâm y tế chuyên sâu, trung tâm logistic trở thành các ngành chủ lực của tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian tới.

Lợi thế của Thừa Thiên Huế là nằm trên trục giao thông Bắc - Nam về cả đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không. Thừa Thiên Huế nằm trên tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây nối với các nước Myanma, Thái Lan, Lào, Việt Nam. Thừa Thiên Huế có cảng nước sâu Chân Mây, hiện đã có thể đón tàu hàng trọng tải 50 nghìn tấn. Cảng biển là cung ứng quan trọng nhất trong chuỗi cung ứng logistics phục vụ ngành công nghiệp, khi hầu hết nguyên vật liệu, sản phẩm đầu ra được vận chuyển bằng đường biển. Cảng Chân Mây đã được đầu tư xây dựng hoàn thành cầu cảng số 1, chiều dài 360m. Cầu cảng số 2 và số 3 đang được triển khai xây dựng, dự kiến sẽ hoàn thành đưa vào hoạt động quý II/2021.

Hiện nay, Ban quản lý KKTCN tỉnh đang phối hợp với các cơ quan liên quan để xây dựng danh mục và thông tin dự án kêu gọi đầu tư khu dịch vụ logistics, hậu cần phục vụ cảng Chân Mây để trình UBND tỉnh công bố, kêu gọi các nhà đầu tư có năng lực, kinh nghiệm trong lĩnh vực logistics đầu tư dự án với mục tiêu đầu tư xây dựng khu dịch vụ hậu cần cảng, dịch vụ logistics đồng bộ, hiện đại, bao gồm hệ thống kho ngoại quan, kho tổng hợp chứa hàng rời, kho lạnh, bãi tập kết container, hàng hóa thông thường; khu văn phòng điều hành, dịch vụ hải quan, tài chính; hệ thống máy móc, thiết bị, phương tiện phục vụ vận chuyển, bốc xếp hàng hóa; hệ thống an ninh, phòng cháy chữa cháy hiện đại; hệ thống giao thông, hạ tầng kỹ thuật... Tổng vốn đầu tư dự án này khoảng 900 tỷ đồng, tương đương khoảng 37,5 triệu USD.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế không có các chính sách cụ thể để thúc đẩy sự phát triển ngành Logistic. Tuy nhiên, các dự án Logistic nằm tại các địa bàn ưu đãi đầu tư được hưởng các ưu đãi theo quy định của pháp luật đầu tư.