Tìm kiếm

 
 

 

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Đề tài nghiên cứu cấp Tỉnh: ĐÓNG GÓP NĂNG SUẤT NHÂN TỐ TỔNG HỢP (TFP) ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ GIAI ĐOẠN 2010 - 2015, KIẾN NGHỊ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020.
Ngày cập nhật 17/12/2019

Đề tài “Đóng góp năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) đến tăng trưởng kinh tế tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2010-2015, kiến nghị giai đoạn 2016-2020” là kết quả của Đề tài khoa học và công nghệ cấp tỉnh được ngân sách Nhà nước tỉnh Thừa Thiên Huế đầu tư do Ô. Phan Phước làm chủ nhiệm dưới sự chủ trì của Cục Thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế, được thực hiện từ tháng 01/2017 đến tháng 6/2018 tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Đề tài dựa trên cơ sở yêu cầu đặt hàng của UBND tỉnh về xây dựng phương pháp tính tốc độ tăng và đóng góp của năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh dựa trên nguồn số liệu thống kê hàng năm làm bộ số liệu thứ cấp để tính toán. Phương pháp nghiên cứu và tính toán chủ yếu là phương pháp thống kê mô tả để phân tích tình hình kinh tế xã hội của tỉnh và phương pháp hạch toán tăng trưởng để tính tốc độ tăng và đóng góp của TFP vào tăng trưởng kinh tế chung cũng như theo từng khu vực kinh tế riêng biệt trong giai đoạn 2010-2015, trong đó lấy năm 2010 làm năm gốc để so sánh và tính toán.

Kết quả nghiên cứu của đề tài đã tính được tốc độ tăng bình quân của TFP giai đoạn 2011-2015 là 1,61%/năm, tỉ trọng đóng góp của TFP vào tăng trưởng kinh tế đạt 26,31%. Trong đó, TFP của khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản có tốc độ tăng bình quân là 0,89%/năm, tỷ trọng đóng góp 30,11%; TFP của khu vực công nghiệp và xây dựng có tốc độ tăng bình quân 1,7%/năm, tỷ trọng đóng góp 20,85%; TFP của khu vực dịch vụ có tốc độ tăng bình quân 1,01%/năm, tỷ trọng đóng góp 17,49%. Đề tài đã nghiên cứu, đánh giá các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng TFP nhằm đưa ra các giải pháp và đề xuất: (1) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; (2) Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư; (3) Phát triển cơ sở hạ tầng; (4) Phát triển khoa học và công nghệ.

          Dựa trên kết quả phân tích, nghiên cứu đã nêu ra những thuận lợi và khó khăn trong việc nâng cao tỷ trọng đóng góp TFP trong tăng trưởng kinh tế của tỉnh và từ đó đưa ra các nhóm giải pháp nâng cao tỷ trọng đóng góp của TFP trong tăng trưởng kinh tế và nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế của tỉnh trong những giai đoạn tiếp theo. Ngoài ra, nghiên cứu đã xây dựng được phương pháp tính TFP dựa trên bộ số liệu thống kê hằng năm.

(có Đề tài và Quyết định thành lập Hội đồng kèm theo)

Tập tin đính kèm:
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 13.292.725
Truy cập hiện tại 4.025 khách